Chính tả Hangul

Mãi cho tới thế kỷ XX, chưa có phép chính tả chính thức nào được thiết lập. Do cách nối vần, sự đồng hóa mạnh phụ âm, các giọng địa phương khác nhau cùng nhiều lý do khác, một từ trong tiếng Hàn có thể có nhiều cách đánh vần. Vua Thế Tông có vẻ thích cách đánh vần đa âm vị (morphophonemic spelling) (thể hiện hình thái học bên dưới) hơn là dùng dạng đơn âm vị (thể hiện âm thanh thực sự). Tuy nhiên, vào thời kì đầu của nó, Chosŏn'gŭl bị ảnh hưởng mạnh bởi cách đánh vần đơn âm vị. Trải qua hàng thế kỉ, phép chính tả đã dần trở thành đa âm, trước hết ở danh từ, sau đó đến động từ. Ngày nay trên thực tế, nó là chủ yếu đa âm vị.

  • Các phát âm và dịch nghĩa:
[mo.tʰa.nɯn.sa.ɾa.mi]một người không thể làm được
  • Phép chính tả đơn âm vị:
모타는사라미/mo.tʰa.nɯn.sa.la.mi/
  • Phép chính tả đa âm vị:
못하는사람이|mos.ha.nɯn.sa.lam.i |

Chú giải âm vị-âm vị:

     못-하-는사람-이
  mos-ha-neunsaram-i
  không thể-làm-[bổ nghĩa]người-[chủ từ]

Sau cải cách Giáp Ngọ vào năm 1894, nhà Triều Tiên và sau này là Đế quốc Đại Hàn bắt đầu sử dụng Chosŏn'gŭl trong mọi tài liệu chính thức. Dưới sự quản lý của triều đình, cách sử dụng đúng Chosŏn'gŭl, bao gồm phép chính tả, được thảo luận mãi cho tới khi Hàn Quốc bị đô hộ (日韓併合條約) bởi Nhật Bản vào năm 1910.

Triều Tiên Tổng Đốc Phủ (朝鮮総督府) người Nhật đã thiết lập cách viết kết hợp giữa Hancha và Chosŏn'gŭl, giống chữ viết bên Nhật. Chính phủ đã chỉnh sửa lại cách đánh vần vào năm 1912, 19211930, để hướng về dạng đơn âm vị.

Hiệp hội Hangul do Ju Si-gyeong sáng lập đã đề nghị một phép chính tả mới, mạnh về đa âm vị (morphophonemic) vào năm 1933, và đã trở thành khuôn mẫu cho các phép chính tả hiện đại ở cả Bắc và Nam Triều Tiên. Sau khi Triều Tiên chia đôi, phép chính tả ở phía Bắc và Nam đều có những sự thay đổi riêng rẽ. Sách hướng dẫn chính tả Chosŏn'gŭl được gọi là Hangeul matchumbeop, được chỉnh sửa lần cuối ở Hàn Quốc và được Bộ Giáo dục phát hành là vào năm 1988.

Cách viết pha trộn

Vào thời Nhật Bản đô hộ, hancha được dùng cho các gốc từ vựng (danh từ và động từ), và Chosŏn'gŭl cho các từ văn phạm và biến tố, cũng như kanji và kana dùng trong tiếng Nhật. Dù vậy, hancha bị cấm dùng hẳn tại CHDCND Triều Tiên, và ở Hàn Quốc thì chỉ được dùng trong ngoặc để chú giải tên riêng và để phân biệt các từ đồng âm khác nghĩa.

Các chữ số Ả Rập cũng được dùng với Chosŏn'gŭl, chẳng hạn 2005년 7월 5일 (ngày 5 tháng 7, năm 2005).

Các chữ Latinh, đôi khi cũng có các mẫu tự trong các bảng chữ cái khác có thể tìm thấy trong các văn bản tiếng Triều Tiên với mục đích minh họa, hoặc các từ mượn chưa thể bản địa hóa được.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hangul http://www.declan-software.com/korean http://100.empas.com/dicsearch/pentry.html?s=K&i=2... http://www.l-ceps.com/en/korean/learn-korean-ptrai... http://www.langintro.com/kintro/toc.htm http://www.omniglot.com/writing/korean.htm http://www.paregabia.com/data/photo_hangul/hangul_... http://doquangtu.tistory.com/18 http://www.koreatimes.co.kr/www/news/nation/2009/0... http://english.yonhapnews.co.kr/national/2009/08/0... http://korea.assembly.go.kr/history_html/history_0...